Cà phê - thức uống ma quái?

Cà phê là thức uống chế biến từ hạt cà phê. Tác dụng chính của cà phê đối với cơ thể là tạo sảng khoái, bởi vì caffein chứa trong cà phê làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, giúp giải trừ mệt mỏi, nâng cao hiệu suất làm việc.
Trong 100g hạt cà phê có chứa 2,2g nước, 12,6g protid, 16g lipid, 46,7g glucid, 9g chất xơ, 4,2g cacbon, 120mg Ca, 170mg P, 42mg Fe, 3mg Na, 0,12g vitamin B2, 3,5mg vitamin PP, 1,3g caffein, 8g tannin. Dùng 10g cà phê hãm trong nước nóng, hàm lượng caffein là 0,04g, hàm lượng tanin là 0,06g.
Tác dụng bảo vệ sức khỏe
Dùng cà phê vừa đủ, bên cạnh dùng đúng theo phương pháp khoa học, có điểm tốt nhất định đối với sức khỏe.
Cà phê chứa caffein là một loại alkaloid, là chất hưng phấn “giảm tốc”. Tính hưng phấn tốt hơn so với trà, chứa caffein nhiều hơn 40 - 60% so với trà, giúp hưng phấn tế bào thần kinh não, nâng cao hoạt lực tế bào não, thúc đẩy tư duy liên tưởng và khả năng phân tích phán đoán, sảng khoái, làm ta tinh thần phấn chấn, tiêu trừ mỏi mệt và tỉnh ngủ, cải thiện tính linh hoạt của động tác, có cảm giác thư giãn.
Cà phê có tác dụng co giãn mạch máu tim và phế quản, thúc đẩy tuần hoàn, nâng cao cung cấp máu cơ tim, thúc đẩy tim đập, có hiệu quả điều trị nhất định đối với huyết áp thấp và hen suyễn do co thắt phế quản.
Cà phê thúc đẩy tuyến tiêu hóa bài tiết, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, thúc đẩy hấp thu, tăng cường trao đổi chất.
Những điều cần lưu ý
Không uống nhiều cà phê lâu dài. Thời gian dài dùng cà phê sẽ làm cho cơ thể phát sinh tính lệ thuộc (gây nghiện), gây nhiễu tác dụng chọn lọc đối với chất kích thích của đại não. Một khi ngưng dùng sẽ dẫn đến các triệu chứng như đại não bị ức chế lớn, tụt huyết áp, mất ngủ, bồn chồn, suy nhược thần kinh, một số người thậm chí xuất hiện thần kinh khác thường.
Dùng cà phê còn phải chú ý liều lượng, một tách cà phê đi vào cơ thể duy trì thời gian tác dụng là 4 - 5 giờ. Do vậy, không nên dùng liên tục, giữa 2 lần dùng cũng cần đảm bảo một khoảng cách thời gian nhất định, càng không nên dùng trước khi đi ngủ.
Không nên dùng chung với rượu. Nếu dùng cà phê sau khi uống rượu, tỉ như “châm dầu vào lửa”. Trước hết đại não cực kỳ hưng phấn, sau đó chuyển qua cực kỳ ức chế, cũng như kích thích giãn mạch, tăng nhanh tuần hoàn máu, tăng gánh nặng mạch máu tim cực lớn, tạo ra nguy hại đối với cơ thể, những nguy hại này thậm chí còn vượt quá rất nhiều lần so với chỉ uống rượu thuần tuý.
Không nên dùng cà phê khi hút thuốc. Khi dùng cà phê hút thuốc có thể dẫn đến đại não hưng phấn thái quá, có báo cáo cho biết, caffein trong cà phê được nicotin trong thuốc lá dẫn biến sẽ làm cho cơ thể sản sinh tế bào ung thư.
Cà phê - thức uống ma quái? 1
Những ai không nên dùng cà phê?
Dùng cà phê tuy có tác dụng bảo vệ nhất định đối với cơ thể, nhưng không phải mỗi người đều thích hợp, nhất là đối với tình trạng sức khỏe kém hoặc một số người đang mắc bệnh, sau khi dùng cà phê trái lại gây hại đối với cơ thể.
Người quá mệt mỏi không nên dùng cà phê: khi quá mệt mỏi, nên nghỉ ngơi kịp thời, giúp cơ thể loại bỏ mỏi mệt. Nếu dùng cà phê thời điểm này, tuy đạt được hưng phấn một thời, giảm buồn ngủ, nhưng sau hưng phấn sẽ càng mệt mỏi, tổn hại càng lớn đối với cơ thể.
Trước bữa ăn không nên dùng cà phê, bởi vì caffein sẽ hấp thu nhanh, dễ làm ta tinh thần phấn chấn, từ đó tăng bài tiết nhiều dịch vị, dẫn đến tới giờ dùng cơm trái lại giảm sự thèm ăn. Thời gian kéo dài còn sẽ gây ra viêm dạ dày hoặc chứng dạ dày bất ổn. Vì vậy dùng cà phê sau bữa ăn sẽ tốt hơn.
Người mất ngủ không nên dùng cà phê: caffein có tác dụng hưng phấn đối với hệ thần kinh trung ương, sẽ tăng nặng bệnh trạng mất ngủ của người bệnh.
Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều cà phê: cà phê có thể dẫn đến sự phát triển hệ thần kinh thai nhi khác thường, thậm chí xuất hiện thiểu năng trí tuệ, đần độn, còn có thể làm cho thai nhi giảm trương lực cơ bắp, khả năng hoạt động tứ chi kém, ảnh hưởng sự phát triển bình thường của thai nhi.
Người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành không nên dùng cà phê:caffein làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, thúc đẩy động mạch xơ vữa và làm tăng bệnh mạch vành, cho nên, người mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành không nên dùng cà phê.
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên dùng cà phê: cà phê có thể làm tăng tiết dịch vị, tăng kích thích đối với niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến bệnh trạng của viêm loét dạ dày.
Người thiếu canxi không nên dùng cà phê: cà phê sẽ làm giảm canxi trong cơ thể, tăng nguy cơ loãng xương, là một trong những nguyên nhân làm gãy xương. Nguyên nhân chính là do caffein làm tăng bài tiết lượng canxi trong nước tiểu, cũng như ngăn cản sự hấp thu canxi, nhất là người già thường dùng cà phê sẽ gây thiếu canxi nghiêm trọng, tăng nhanh tốc độ loãng xương.
Thời điểm tốt nhất dùng cà phê
Thời điểm tốt nhất để dùng cà phê là lúc cơ thể dễ cảm thấy mỏi mệt. Dùng một tách cà phê vừa phấn chấn tinh thần, vừa tăng dinh dưỡng, có ích cho công việc.
Ban đêm thường không thích hợp dùng cà phê, bởi vì sau khi dùng cà phê đậm sẽ thúc đẩy tăng bài tiết corticoid, làm vỏ đại não hưng phấn quá độ mà dẫn đến mất ngủ. Nếu muốn dùng cà phê ban đêm, có thể uống loại cà phê nhạt hơn, chẳng hạn dùng bã cà phê lần trước chế thêm nước, hãm lại vài phút thì dùng, thường sẽ không dẫn đến mất ngủ. Dưới trạng thái bình thường, để nâng cao hiệu suất công việc, lúc sáng sớm có thể dùng một tách cà phê đậm, có vậy sẽ làm cho ta trong vài giờ đồng hồ cảm thấy tinh thần phấn chấn. 
Theo SK&ĐS

Đăng nhận xét

/