Vối được biết đến với rất nhiều công dụng từ cây, lá và nụ của nó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh không ngờ từ cây, lá và nụ vối qua bài viết dưới đây nhé!
Nụ vối và lá vối, từ lâu đã được nhân dân ta dùng
để nấu nước uống. Nước sắc nụ vối hoặc lá vối có vị thơm dễ chịu, lại
có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và chống đầy bụng.
Theo Đông y: Nụ vối có vị đắng, tính hàn. Có tác
dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực, hóa trệ (trừ tích trệ). Dùng chữa
ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu và ăn uống không tiêu. Ngoài ra còn
dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da.
Kết quả nghiên cứu của phòng Đông y thực nghiệm, Viện nghiên cứu Đông
y cho thấy: Nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại
vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng
bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus
subtilis, ... và không gây độc hại đối với cơ thể. Chính vậy mà lá vối
tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu
các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy
nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Viện Đông y đã thử nghiệm dùng nụ vối, lá vối chữa một số bệnh đường
ruột, viêm họng, bệnh ngoài da đạt kết quả tốt; có thể dùng dưới dạng
thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên hoặc dưới dạng muối natri.
Hàng ngày có thể dùng 6-12g nụ vối khô, nấu hoặc hãm nước uống thay
trà, để tăng cường chức năng tiêu hóa, dự phòng các bệnh viêm nhiễm
đường hô hấp và tiêu hóa.
Vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng
xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi,
màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào
nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn
hơi chát và vị hơi đắng.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin,
khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Nước vối và nụ vối
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng
polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt
chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị
chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng
cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hoá
mạnh. Khả năng chống ô xy hoá (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự
hình thành đục thuỷ tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến
tuỵ, phục hồi các men chống ô xy hoá trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện
dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ
vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường
huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường
khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt.
Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá; mặt khác
chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng
khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú
tại ống tiêu hoá.
Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao
hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp
chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng
da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu
phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè
nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất
trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống
nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết;
nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ
thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải
từ từ sau đó.
Dưới đây là vài phương thuốc trị liệu có dùng vối.
Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả
chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml
chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ
lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước
đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay
trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần
uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao
hơn so với lá đã ủ. Ngoài ra, có thể dùng lá vối để chữa những bệnh hoặc
tổn thương sau:
Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa
với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm
giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân
sống: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm
trong 1 giờ để uống thay nước.
Lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nước lá và nụ vối
có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram
dương. Hoạt chất này dễ tan trong nước nên chỉ cần pha nước sôi là được.
Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn
một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc
để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu
hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng
khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Theo tapchilamdep.com
Nụ vối và lá vối, từ lâu đã được nhân dân ta dùng
để nấu nước uống. Nước sắc nụ vối hoặc lá vối có vị thơm dễ chịu, lại
có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và chống đầy bụng.
Theo Đông y: Nụ vối có vị đắng, tính hàn. Có tác
dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực, hóa trệ (trừ tích trệ). Dùng chữa
ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu và ăn uống không tiêu. Ngoài ra còn
dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da.
Kết quả nghiên cứu của phòng Đông y thực nghiệm, Viện nghiên cứu Đông
y cho thấy: Nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại
vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus (hemolytic và staman), vi trùng
bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus
subtilis, ... và không gây độc hại đối với cơ thể. Chính vậy mà lá vối
tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu
các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy
nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Viện Đông y đã thử nghiệm dùng nụ vối, lá vối chữa một số bệnh đường
ruột, viêm họng, bệnh ngoài da đạt kết quả tốt; có thể dùng dưới dạng
thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên hoặc dưới dạng muối natri.
Hàng ngày có thể dùng 6-12g nụ vối khô, nấu hoặc hãm nước uống thay
trà, để tăng cường chức năng tiêu hóa, dự phòng các bệnh viêm nhiễm
đường hô hấp và tiêu hóa.
Vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng
xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi,
màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào
nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn
hơi chát và vị hơi đắng.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin,
khoáng chất và vitamin... khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu.
Nước vối và nụ vối
Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng
polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt
chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị
chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng
cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hoá
mạnh. Khả năng chống ô xy hoá (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự
hình thành đục thuỷ tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến
tuỵ, phục hồi các men chống ô xy hoá trong cơ thể.
Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện
dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ
vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường
huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường
khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt.
Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá; mặt khác
chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng
khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú
tại ống tiêu hoá.
Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao
hơn hẳn lá vối đã ủ. Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp
chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng
da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu
phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa...
Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè
nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất
trong cơ thể qua đường niệu. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống
nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 - 40 phút là cơ thể đào thải hết;
nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ
thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải
từ từ sau đó.
Dưới đây là vài phương thuốc trị liệu có dùng vối.
Trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả
chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml
chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 - 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 - 12g, sắc kỹ
lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 - 15g, sắc lấy nước
đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 - 20g, hãm lấy nước uống thay
trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần
uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao
hơn so với lá đã ủ. Ngoài ra, có thể dùng lá vối để chữa những bệnh hoặc
tổn thương sau:
Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa
với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm
giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân
sống: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm
trong 1 giờ để uống thay nước.
Lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nước lá và nụ vối
có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram
dương. Hoạt chất này dễ tan trong nước nên chỉ cần pha nước sôi là được.
Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn
một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc
để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu
hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng
khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Theo tapchilamdep.com
Đăng nhận xét