Lá dứa dại có thể chữa lành các vết loét. |
Khách tham quan Yên Tử, Hương Tích... thường được mời mua quả dứa dại khô về làm thuốc. Vị thuốc này có thể chữa nhiều chứng bệnh như tiểu tiện bất lợi, lỵ, say nắng... Không chỉ quả mà cả lá, rễ và hoa của cây dứa dại cũng có tác dụng trị bệnh.
Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:
1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...
- Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.
- Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.
- Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.
- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo...
- Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.
3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...
- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.
- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.
- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
- Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.
- Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp...
- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo...
- Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.
3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...
- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.
- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.
- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
- Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.
- Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp...
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống
Đăng nhận xét