Theo Quyết định số 1439 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ Công đoàn, kể từ ngày 1/1/2012, mức phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá 0,3.
Ảnh: minh hoạ (st) |
Phụ cấp cán bộ công đoàn theo Quy định này bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Phụ cấp này không tính để đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi thôi giữ chức vụ kiêm nhiệm, cán bộ công đoàn thì thôi hưởng phụ cấp cán bộ công đoàn từ tháng tiếp theo.
Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quý, năm) phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng mức phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá 0,3.
Tại Công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm với hệ số phụ cấp từ 0,2 đến 0,7 đối với Chủ tịch và từ 0,15 đến 0,6 đối với Phó Chủ tịch (tùy vào số lượng lao động của đơn vị). Cụ thể, dưới 150 lao động, hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,2, của Phó Chủ tịch là 0,15; từ 150 đến dưới 500 lao động, hệ số phụ cấp là 0,25 đối với Chủ tịch và 0,2 đối với Phó Chủ tịch; từ 6.000 đế dưới 8.000 lao động: hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,6 và phó Chủ tịch là 0,5; từ trên 8.000 lao động, hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,7 và của Phó chủ tịch là 0,6.
Đối tượng được phụ cấp trách nhiệm là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Kế toán Công đoàn cơ sở (hệ số phụ cấp từ 0,14 đến 0,3); Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở, Chủ tịch Công đoàn bộ phận (hệ số phụ cấp từ 0,12 đến 0,25); Tổ trưởng công đoàn; Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở (hệ số phụ cấp từ 0,12 đến 0,13).
Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn các cấp trên cơ sở ở đơn vị có chỉ tiêu biên chế chuyên trách nhưng hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 10% (đối với Chủ tịch) và 7% (Phó Chủ tịch) lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cán bộ giữ nhiều chức danh kiêm nhiệm chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất (do ngân sách công đoàn chi). Đối với kế toán kiêm nhiệm (không là cán bộ công đoàn chuyên trách) của công đoàn cấp trên cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở kiêm nhiệm.
Cán bộ tham gia Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở ở cấp nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm ở cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh có chế độ phụ cấp trách nhiệm thì được hưởng 1 mức phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất. Phụ cấp trách nhiệm = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước).
Công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (phần công đoàn cơ sở được sử dụng) để chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở. Trường hợp nguồn kinh phí này sử dụng không hết thì bổ sung chi hoạt động phong trào....
Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quý, năm) phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng mức phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá 0,3.
Tại Công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm với hệ số phụ cấp từ 0,2 đến 0,7 đối với Chủ tịch và từ 0,15 đến 0,6 đối với Phó Chủ tịch (tùy vào số lượng lao động của đơn vị). Cụ thể, dưới 150 lao động, hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,2, của Phó Chủ tịch là 0,15; từ 150 đến dưới 500 lao động, hệ số phụ cấp là 0,25 đối với Chủ tịch và 0,2 đối với Phó Chủ tịch; từ 6.000 đế dưới 8.000 lao động: hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,6 và phó Chủ tịch là 0,5; từ trên 8.000 lao động, hệ số phụ cấp của Chủ tịch là 0,7 và của Phó chủ tịch là 0,6.
Đối tượng được phụ cấp trách nhiệm là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Kế toán Công đoàn cơ sở (hệ số phụ cấp từ 0,14 đến 0,3); Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở, Chủ tịch Công đoàn bộ phận (hệ số phụ cấp từ 0,12 đến 0,25); Tổ trưởng công đoàn; Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở (hệ số phụ cấp từ 0,12 đến 0,13).
Chủ tịch và Phó Chủ tịch công đoàn các cấp trên cơ sở ở đơn vị có chỉ tiêu biên chế chuyên trách nhưng hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 10% (đối với Chủ tịch) và 7% (Phó Chủ tịch) lương ngạch bậc, chức vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cán bộ giữ nhiều chức danh kiêm nhiệm chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất (do ngân sách công đoàn chi). Đối với kế toán kiêm nhiệm (không là cán bộ công đoàn chuyên trách) của công đoàn cấp trên cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như phó chủ tịch công đoàn cấp trên cơ sở kiêm nhiệm.
Cán bộ tham gia Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên cơ sở ở cấp nào được hưởng phụ cấp trách nhiệm ở cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức danh có chế độ phụ cấp trách nhiệm thì được hưởng 1 mức phụ cấp trách nhiệm của chức danh cao nhất. Phụ cấp trách nhiệm = (Hệ số phụ cấp) x (Tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước).
Công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (phần công đoàn cơ sở được sử dụng) để chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở. Trường hợp nguồn kinh phí này sử dụng không hết thì bổ sung chi hoạt động phong trào....
Đông Quang
Đăng nhận xét