Dứa còn gọi là hoàng lê, phụng lê, là quả của cây dứa. Theo y học cổ truyền dứa tính bình, vị ngọt, chua, thanh nhiệt, giải khát, mất nước, tiêu hóa thức ăn, khai vị, ngừng tiêu chảy, lợi tiểu… Thành phần chủ yếu của dứa có các loại đường, prôfit, chất béo, chất bột, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, kali, xeton, vitamin A, C, vitamin PP... Chủ yếu dùng cho giải khát, tiêu hóa không tốt, viêm phế quản, viêm thận, viêm ruột, tăng huyết áp... Liều lượng dùng cần tham khảo ý kiến của lương y có uy tín.
Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn. Ảnh: TL |
Toàn bộ cây dứa từ lá, quả đều có bromelin, nhưng trong lõi quả là nhiều nhất. Chính nhờ khả năng phân huỷ protein của bromelin, nên dứa được dùng làm món tráng miệng ở những bữa tiệc nhiều thịt cá; làm mềm các loại thịt dai như bò, trâu; làm chất xúc tác thúc đẩy quá trình thủy phân protein trong sản xuất nước chấm.
Tuy nhiên, vì có chất bromelin làm một số người bị dị ứng, cho nên thường ngâm qua nước muối rồi mới ăn. Vì vậy mọi người thường cho rằng dứa độc và nóng. Bên cạnh đó cũng cần thận trọng vì trong một số trường hợp, các chất trong quả dứa sẽ làm bệnh nặng thêm, hoặc gây ngộ độc. Chỉ nên ăn dứa sau bữa ăn vì nếu ăn lúc đói, các acid hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, gây nôn nao, khó chịu.
Đăng nhận xét