Men theo con đường nhỏ bên bờ sông Châu về làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu - quê hương của cố nhà văn Nam Cao. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân lên mảnh đất này là những vườn chuối xanh mướt ven đường. Người dân cho biết, đó là chuối ngự mà ngày xưa để cung tiến vua chúa.
Khu tưởng niệm nhà văn ngày nay được xây dựng cạnh vườn chuối, cũng là khu vườn của Lão Hạc năm xưa. Ngôi mộ khang trang, nằm bình yên giữa bốn bề hoa lá. Trên mộ là bản khắc bằng đá tác phẩm Trăng sáng - tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Dòng chữ tạc khắc qua năm tháng đã mờ dần, nhưng ý nghĩa đã trở thành bất tử với hậu thế: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than...
Khu tưởng niệm nhà văn ngày nay được xây dựng cạnh vườn chuối, cũng là khu vườn của Lão Hạc năm xưa. Ngôi mộ khang trang, nằm bình yên giữa bốn bề hoa lá. Trên mộ là bản khắc bằng đá tác phẩm Trăng sáng - tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Dòng chữ tạc khắc qua năm tháng đã mờ dần, nhưng ý nghĩa đã trở thành bất tử với hậu thế: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than...
Đã về quê Nam Cao phải đến nhà Bá Kiến, nguyên mẫu có thật được xây dựng trong tác phẩm Chí Phèo. Đây là một ngôi nhà nhỏ, có kiến trúc theo lối nhà Việt cổ, với bộ khung bằng gỗ lim chắc chắn, đã ngót nghét một thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Mười sáu cây cột gỗ chân kê đá tảng vẫn đứng sừng sững. Bức dại che nắng bằng gỗ lim đã bạc phếch màu thời gian. Khuất sau vườn chuối xanh non, hiền từ, chẳng ai ngờ ông chủ của ngôi nhà lại là Bá Bính, kẻ từng làm mưa làm gió trên mảnh đất Đại Hoàng.
Những chuyện ly kỳ về ngôi nhà và Bá Bính đến nay vẫn được người dân truyền tụng: Ngôi nhà thăng trầm qua bảy đời gia chủ, chuyện Bá Bính quỷ quyệt dùng rượu để đoạt được ngôi nhà từ một người đàn ông tên Cát, chuyện tiến chức như diều gặp gió của Bá Bính từ lý trưởng đến chánh hội, huyện hào, chánh tổng, nghị viên của Viện dân biểu Bắc kỳ... Những câu chuyện ấy đủ trở thành nguồn tư liệu sống để nhà văn Nam Cao dựng lên chân dung Bá Kiến, chứng nhân cuối cùng của tập đoàn phong kiến mục ruỗng để lại bao nỗi ám ảnh đối với những người dân lành.
Quanh ngôi nhà, tiếng máy dệt rầm rập, đều đặn tấu lên như những khúc nhạc đồng quê. Dọc đường, những tàu lá chuối dài, cong vút thi nhau đung đưa trước gió, gợi nhớ đến mối tình quê năm xưa của Thị Nở - Chí Phèo…
Xem thêm: Thăng trầm nhà “Bá Kiến” ở làng Vũ Đại
Xem thêm: Thăng trầm nhà “Bá Kiến” ở làng Vũ Đại
Đăng nhận xét