Ông bà có câu “dục tốc bất đạt”, đúng với nhiều thứ quá. Vừa rồi tập SEO sau một thời gian ngắn đã leo lên top 20, rồi top 10, top 5, tự sướng như mở cờ trong bụng, thế là huy động anh em bạn bè cùng xây dựng back link một cách ồ ạt để đưa nó lên vị trí No1
Và thế là cái gì đến phải đến… Google cho vào sandbox, kết quả tìm kiếm trả về miền cực lạc xa xôi
Thế cái google sandbox ấy đó là cái gì? và khi dính phải ta làm sao để gỡ sandbox cho từ khóa mà mình đang SEO, tham khảo một vài bài viết sau nhé.
Google Sandbox là gì ?
Theo định nghĩa của rất nhiều SEOer : Sandbox là một cơ chế của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những site mới, những site không được tin tưởng. Hay nói đúng hơn nó là một bộ lọc của Google để ngăn chặn những website phát triển không tự nhiên. Khi website của bạn lọt vào sandbox của Google, thứ hạng của website ứng với các từ khóa sẽ không bao giờ cao được.
Tại sao Google lại sử dụng Sandbox ?
Thực tế thì không ai có thể biết chắc rằng Google có sử dụng Sandbox hay không. Các SEOer thường cảm nhận hiệu ứng Sandbox trong quá trình thực hiện SEO. Nhưng nếu có thì đây là một điều tốt vì với bộ lọc này Google có thể loại bớt những kết quả không tự nhiên, những kết quả mang tính chất spam và thiếu độ tin tưởng. Có như vậy, các kết quả tìm kiếm của Google sẽ chính xác và có ích hơn cho người dùng.
Khái niệm Google Sandbox xuất hiện từ khi nào ?
Theo một số thông tin mà chúng tôi tìm kiếm được thì Google Sandbox bắt đầu vào tháng Ba năm 2004. Hai tháng sau đó đến tháng 5-2004, những bài viết đầu tiên về Sandbox của cộng đồng SEO bắt đầu xuất hiện.
Sandbox có thể chứa những website nào ?
Hầu như sandbox không chừa một loại website nào. Dù site đó là cũ hay mới, trust hay không trust, PR cao hay thấp. Mọi website nếu phát triển không cẩn thận đều có thể vào Sandbox. Có một số quan điểm cho rằng những website tồn tại trước tháng Ba năm 2004 sẽ không bị Sandbox. Chúng tôi cũng chưa biết được điều này có thật hay không ? Bạn nào biết hãy chia sẽ nhé.
Website của tôi bị rơi vào Sandbox. Bao lâu tôi có thể thoát ra ?
Thời gian website của bạn thoát ra khỏi sandbox còn tùy thuộc vào một số yếu tố. Như những hành động mà bạn thực hiện trên website, độ trust của website, từ khóa mà bạn đang theo đuổi cạnh tranh thế nào. Khó có thể nói khoảng bao lâu thì thoát ra được. Thông thường với từ khóa ít cạnh tranh thì khoảng 1 đến 2 tháng. Từ khóa có nhiều cạnh tranh thì từ 3 đến 6 tháng.
Làm sao biết được website của tôi đang bị nằm trong Sandbox ?
Bạn thử trả lời một số câu hỏi sau : Website của bạn có phải là website mới không ? Website của bạn có xây một lượng link lớn trong một thời gian ngắn không ? Website của bạn có mật độ từ khóa quá dày đặc không ? Các từ khóa có bị rớt hạng không ?…
Giữa Google penalty và Google Sandbox, làm sao để phân biệt ?
Theo giaiphaplienket.com Google sandbox cũng là một hình thức penalty của Google. Google penalty có nhiều dấu hiệu. Và trong những dấu hiệu đó có tồn tại những dấu hiệu giống Google Sandbox. Nhưng mà nếu như website của bạn không còn xuất hiện trên Google, PR đột ngột bị mất, thì chắc chắn bạn bị Google penalty rồi.
Google Sandbox ảnh hưởng lên toàn bộ website ?
Không, Sandbox chỉ ảnh hưởng đến một số url có từ khóa cạnh tranh, URL có sự phát triển không tự nhiên. Với những URL mới thường bị kiểm duyệt bởi linkbox.
Tham gia Adwords, Adsense có thể tránh được Sandbox ? Không, bạn chỉ có thể kiếm thêm truy cập và thu nhập từ 2 chương trình trên. Chúng không thể nào giúp bạn thoát khỏi Sandbox.
Làm sao để thoát khỏi Sandbox ? Kiên nhẫn và chờ đợi. Đó chính là kỹ năng số một trong SEO. Trong quá trình chờ đợi, hãy phát triển website của bạn theo hướng white SEO thật tốt. Chắc chắn bạn sẽ thành công.
Theo: giaiphaplienket.com
Và một số chia sẻ thực tế của những SEOer từng bị đưa vào google sandbox và gỡ thành công
Khi website bị liệt kê vào sandbox, thì website của bạn sẽ tạm thời bị “giam” khoảng từ 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng, hoặc thậm chí 1 năm, tùy thuộc vào độ cạnh tranh của từ khóa đang được SEO. Cách giải quyết để rút ngắn thời gian này là:
- Tối ưu hóa lại toàn bộ các thẻ meta: “tilte”, “description”, “keywords”…, nội dung của website.
- Cập nhật thông tin thường xuyên cho website.
- Xây dựng liên kết với số lượng và tốc độ đều đặn
- Trao đổi liên kết với các website có độ uy tín cao đặc biệt là website về giáo dục và chính phủ (.edu.vn, .gov…). Trong quá trình làm backlink, không sử dụng RSS submit.
- Tìm một tên miền già (ít nhất 3 tuổi), redirect 301 + google webmaster change adress từ domain già đến domain bạn.
- Nếu là website bằng ngôn ngữ khác đặc biệt là bằng tiếng anh thì phải viết article và submit vào các trang có uy tín cao như EnzineArticles, ArticleBase….
Sưu tầm
Đăng nhận xét